Bệnh lậu giang mai là bệnh gì?

Bệnh lậu giang mai được biết đến là hai bệnh lý khác nhau tuy nhiên chúng đều có chung một đặc điểm đó là bệnh xã hội nguy hiểm, hai bệnh này lây chủ yếu qua đường tình dục. Dù mắc giang mai hay bệnh lậu thì sức khỏe người bệnh đều bị đe dọa và gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Vậy biểu hiện của bệnh lậu giang mai là gì?

Bệnh lậu

Nguyên nhân gây bệnh lậu: Bệnh lậu do vi khuẩn Gram âm Neisseria gonorrhoeae gây ra, loại vi khuẩn này có dạng hình cầu và ghép lại từng đôi với nhau, bệnh lây chủ yếu qua đường quan hệ tình dục ở cả nam và nữ nếu không có những biện pháp phòng tránh an toàn.



Biểu hiện lâm sàng của bệnh lậu sẽ xuất hiện sau khoảng 2 đến 7 ngày lậu cầu khuẩn xâm nhập vào cơ thể, đó là các hiện tượng tiểu dắt, tiểu buốt, có mủ ở đầu dương vật nhất là vào buổi sáng sớm, người bệnh cũng có thể bị đau họng và sốt nhẹ.

Đối với nữ giới
- Có biểu hiện ngứa rát quanh vùng âm hộ và bụng dưới đau âm ỉ.
- Vùng xương mu bị đau khi giao hợp.
- Có hiện tượng viêm tấy đỏ và xuất hiện mủ ở vùng âm hộ, âm đạo...
- Có khí hư bất thường, bị sưng đỏ cổ tử cung do viêm cổ tử cung.

- Có dấu hiệu đi đái rắt và tiểu buốt kèm mủ đặc màu vàng chảy ra.
- Có hiện tượng đau niệu đạo khi đi tiểu và niệu đạo bị ngứa ngáy khó chịu.
- Ở xung quanh phần thân dương vật bị tấy đỏ, ở quy đầu bị ngứa rát.
Hậu quả: Bệnh lậu sẽ gây ra các biến chứng như viêm tinh hoàn, viêm túi tinh, viêm tiền liệt tuyến và vô sinh ở nam giới, ở nữ giới bệnh lậu gây viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng…
Phương pháp điều trị: Bệnh lậu hiện được điều trị bằng thuốc kháng sinh liều cao hoặc phương pháp DHA, đây là phương pháp phổ biến và đem lại hiệu quả cao nhất.

Bệnh giang mai

Nguyên nhân: Giang mai do xoắn khuẩn Treponema pallidum hay còn gọi là xoắn khuẩn giang mai gây ra.


Triệu chứng: Giang mai có thời gian ủ bệnh từ 2 - 4 tuần và sớm nhất là 10 ngày, muộn nhất là 90 ngày. Bệnh phát triển qua 3 giai đoạn, ở mỗi giai đoạn bệnh lại có những biểu hiện khác nhau.

Giai đoạn 1: Bệnh giang mai nếu được phát hiện ngay ở giai đoạn đầu tiên sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị bệnh. Ở giai đoạn đầu tiên này, các biểu hiện của bệnh sẽ xuất hiện sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh từ 7 đến 60 ngày và phổ biến nhất là sau 21 ngày, đó là những tổn thương ở quy đầu, rãnh quy đầu và bao quy đầu dương vật, lỗ niệu đạo, ở môi lớn và môi bé, âm hộ, lưỡi, trực tràng. Các tổn thương này có dạng vết trợt nông, có hình tròn hoặc hình bầu dục, có nền cứng và không gây đau gọi là săng giang mai, ngoài ra cơ thể còn có thể kèm theo hiện tượng nổi hạch. Các hiện tượng này sẽ biến mất sau khoảng 4 đến 6 tuần xuất hiện mà không cần điều trị.

Giai đoạn 2: Sau khi giai đoạn đầu kết thúc khoảng 40 ngày thì cơ thể xuất hiện các nốt ban đỏ gây tổn thương cho niêm mạc da trên diện rộng, các nốt ban đỏ này xuất hiện nhiều ở lòng bàn tay, bàn chân, ở lưng, ngực, nó khiến cơ thể người bệnh mệt mỏi, bị sốt và sút cân nhanh chóng, giai đoạn 2 của giang mai hay bị nhầm với một số bệnh ngoài da khác.

Giai đoạn 3: Bệnh giang mai giai đoạn cuối gây ra những tổn thương rất nghiêm trọng, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng mưng mủ, tạo thành các tổn thương tới các cơ quan thần kinh, tim mạch, thận, gan, xương… Các tổn thương này có thể vĩnh viễn không hồi phục được và gây nguy hiểm tới tính mạng.
Điều trị: Phương pháp điều trị miễn dịch cân bằng chính là phương pháp hiệu quả nhất để điều trị bệnh giang mai hiện nay.


Trên đây là những giới thiệu cơ bản nhất về bệnh lậu giang mai là gì, để tìm hiểu chi tiết hơn về hai bệnh này hãy liên hệ trực tiếp với Phòng khám Đa khoa Khương Trung để được các bác sĩ ở đây tư vấn miễn phí.

Đăng nhận xét